Showing posts with label Nhạc Lý. Show all posts
Showing posts with label Nhạc Lý. Show all posts
Sunday, 24 February 2013
Tổng hợp thuật ngữ Âm nhạc cổ điển
A piacere (giống như chữ "ad libitum") : Diễn tả tự do
A tempo : Trở về nhịp vận cũ
Acelerando, accel : Diễn tả dần dần nhanh hơn
Ad libitum, ad lib : Cho phép người trình diển dùng tempo (nhịp vận) tùy ý (có hay không có nhạc đệm). Đồng nghĩa với chữ "A piacere"
Tuesday, 18 September 2012
Các thuật ngữ khi sử dụng vĩ
Wednesday, 23 May 2012
Phần mềm học nhạc lý
Dù học âm nhạc cốt là để thực hành, để kéo đàn cho hay. Nhưng thực hành tốt rất cần lý thuyết tốt. Phần mềm dưới đây sẽ giúp các bạn nâng cao khả năng âm nhạc của mình.
Link Download:
Saturday, 21 April 2012
Nhạc lý cơ bản: Bài 10 - GAM - GIỌNG
Gam là hệ thống gồm 7 bậc âm tự nhiên được sắp xếp liền bậc trong một quãng 8 (từ chủ âm đến chủ âm)
I – II – III – IV – V – VI – VII – (I )
I.GAM TRƯỞNG - GIỌNG TRƯỞNG
1.Gam trưởng:
Gam trưởng là hệ thống gồm 7 bậc âm tự nhiên được sắp xếp liền bậc, hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung như sau:
I – II – III – IV – V – VI – VII – (I )
I.GAM TRƯỞNG - GIỌNG TRƯỞNG
1.Gam trưởng:
Gam trưởng là hệ thống gồm 7 bậc âm tự nhiên được sắp xếp liền bậc, hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung như sau:
Nhạc lý cơ bản: Bài 9 - DẤU NHẮC LẠI – DẤU HỒI TẤU KHUNG THAY ĐỔI
1.DẤU NHẮC LẠI:
Khi có thêm yêu cầu phải diễn lại một phần hoặc toàn bài nhạc, người ta dùng thêm dấu hồi tấu. Dấu hồi tấu được ghi 2 lần.
2.KHUNG THAY ĐỔI:
Khi sử dụng dấu nhắc lại, ở lần 2, nếu có sự thay đổi ở những ô nhịp cuối cùng người ta dùng khung thay đổi.
Nhạc lý cơ bản: Bài 8 - CUNG, QUÃNG
1.Cung:
Trong 7 tên nốt, khoảng cách cao độ của chúng không đồng đều nhau, có khoảng cách 1 cung, có khoảng cách nửa cung. Các khoảng cách cao độ được ghi như sau:
Nhạc lý cơ bản: Bài 7 - DẤU NỐI, DẤU LUYẾN DẤU CHẤM DÔI, DẤU CHẤM NGÂN
Dấu nối, dấu chấm dôi, dấu chấm ngân là những kí hiệu bổ sung để tăng thêm độ dài của âm thanh.
1.Dấu nối thường được sử dụng khi tăng thêm độ dài của nốt nhạc cùng tên nhau.
2.Dấu luyến là kí hiệu dùng để nối cao độ của các nốt nhạc khác tên nhau. Hay nói cách khác, muốn thể hiện một tiếng hát ở hai nốt nhạc khác nhau người ta dùng dấu luyến.
3.Dấu chấm dôi là kí hiệu tăng độ dài của nốt nhạc trong cùng một ô nhịp mà tổng độ dài của các nốt nhạc trong ô nhịp không vượt quá số phách quy định trong ô nhịp được ghi ở số chỉ nhịp. Dấu chấm dôi là một chấm nhỏ nằm ở bên phải nốt nhạc và có giá trị tăng thêm 1/2 độ dài của chính nốt đó.
1.Dấu nối thường được sử dụng khi tăng thêm độ dài của nốt nhạc cùng tên nhau.
2.Dấu luyến là kí hiệu dùng để nối cao độ của các nốt nhạc khác tên nhau. Hay nói cách khác, muốn thể hiện một tiếng hát ở hai nốt nhạc khác nhau người ta dùng dấu luyến.
3.Dấu chấm dôi là kí hiệu tăng độ dài của nốt nhạc trong cùng một ô nhịp mà tổng độ dài của các nốt nhạc trong ô nhịp không vượt quá số phách quy định trong ô nhịp được ghi ở số chỉ nhịp. Dấu chấm dôi là một chấm nhỏ nằm ở bên phải nốt nhạc và có giá trị tăng thêm 1/2 độ dài của chính nốt đó.
Nhạc lý cơ bản: Bài 6–NHỊP, PHÁCH.
SỐ CHỈ NHỊP
Số chỉ nhịp ghi đầu bản nhạc, sau khoá nhạc và chỉ ghi một lần ở khuông nhạc đầu tiên (trừ trường hợp có sự thay đổi nhịp)
Số chỉ nhịp trông giống như một phân số
-Số ở trên biểu thị số phách có trong mỗi ô nhịp.
-Số ở dưới biểu thị độ dài của mỗi phách là bao nhiêu (tương ứng với hình nốt nào)
Số chỉ nhịp trông giống như một phân số
-Số ở trên biểu thị số phách có trong mỗi ô nhịp.
-Số ở dưới biểu thị độ dài của mỗi phách là bao nhiêu (tương ứng với hình nốt nào)
*Một số loại nhịp thông dụng:
Nhịp 4/4
Nhịp 6/8:
* Nhịp đơn
Nhịp đơn: Là nhịp có một trọng âm (phách mạnh) trong một ô nhịp
Ví dụ: Nhịp 2/4, nhịp 2/8, nhịp 3/4, nhịp 3/8…
Nhịp 2/4:
– Có 2 phách, phách đầu mạnh, phách sau nhẹ
– Trường độ mỗi phách cơ bản ứng với một nốt đen.
– Thường dùng trong các bài hát thiếu nhi hoặc hành khúc vì tiết tấu hợp với tự nhiên của con người.
Nhịp 3/4:
– Có 3 phách: phách đầu mạnh, 2 phách sau nhẹ
– Trường độ mỗi phách cơ bản ứng với một nốt đen.
– Thường dùng trong các bản nhạc mang tính chất nhịp nhàng vui tươi, sinh động. Nhạc múa ở Châu Âu. Chopin hay sáng tác các bản nhạc nhịp 3/4.
Nhịp 2/8,3/8: là những nhịp đơn gồm một phách mạnh. Mỗi phách tương đương 1 móc đơn.
* Nhịp kép:
Nhịp kép là nhịp có từ 2 phách mạnh trở lên, nó có do 2 hay nhiều nhịp đơn tạo thành.
Ví dụ: Nhịp 4/4, nhịp 4/8, nhịp 6/8, nhịp 9/8…
Nhịp 4/4
– Là loại nhịp kép 4 phách:
- Phách đầu(mạnh)
- Phách hai nhẹ.
- Phách 3 mạnh vừa.
- Phách 4 nhẹ.
– Trường độ mỗi phách tương đương một nốt đen.
– Dùng trong các bài hát trang nghiêm: quốc ca, lãnh tụ ca.
Nhịp 6/8:
– Là nhịp kép, gần như là 2 nhịp 3/8 cộng lại.
– Gồm 6 phách:
- Phách 1 mạnh
- Phách 2 & 3 nhẹ.
- Phách 4 mạnh vừa
- Phách 5 & 6 nhẹ.
– Mỗi phách tương đương một móc đơn.
NHỊP LẤY ĐÀ
Một ô nhịp thông thường thì số lượng phách được qui định bởi số chỉ nhịp (không được ít hơn hoặc nhiều hơn)
Ví dụ:
Nhịp 2/4: mỗi nhịp (ô nhịp) có 2 phách ứng với 2 hình nốt đen;
Nhịp 3/4: mỗi nhịp (ô nhịp) có 3 phách ứng với 3 hình nốt đen;
Nhịp 6/8: mỗi nhịp (ô nhịp) có 6 phách ứng với 6 hình nốt móc đơn;
...
Tuy nhiên có khi ở ô nhịp đầu, do chủ ý của tác giả, bản nhạc được bắt đầu từ một phách yếu, ô nhịp đó không đủ số phách theo qui định. Ô nhịp đó gọi là nhịp lấy đà.
Nhạc lý cơ bản: Bài 5 - Dấu hóa
Dấu hóa
Trong các bản nhạc, đôi lúc nhạc sĩ sáng tác muốn quy định luôn khi gặp nốt có tên đó thì sẽ thăng (hoặc giáng) luôn hết bản nhạc. Do đó người ta đặt dấu hóa đầu dòng để quy định luôn việc này. Dấu hoá là kí hiệu cho biết sẽ làm thay đổi cao độ của nốt nhạc lên cao hoặc xuống thấp hơn với khoảng cách là 1/2 cung so với vị trí nó đang đứng. Lấy vd: nếu dấu hóa đầu dòng là dấu # ở nốt Fa thì khi đánh trong bản nhạc những nốt nào có tên là Fa (không phân biệt là thuộc khoảng bát độ nào) thì sẽ là Fa #.
Tuy nhiên, không phải muốn đặt dấu # của nốt nào cũng đều được mà bạn phải đặt theo thứ tự. Và từng cách đặt dấu hóa sẽ có cách gọi tên riêng.
Trong các bản nhạc, đôi lúc nhạc sĩ sáng tác muốn quy định luôn khi gặp nốt có tên đó thì sẽ thăng (hoặc giáng) luôn hết bản nhạc. Do đó người ta đặt dấu hóa đầu dòng để quy định luôn việc này. Dấu hoá là kí hiệu cho biết sẽ làm thay đổi cao độ của nốt nhạc lên cao hoặc xuống thấp hơn với khoảng cách là 1/2 cung so với vị trí nó đang đứng. Lấy vd: nếu dấu hóa đầu dòng là dấu # ở nốt Fa thì khi đánh trong bản nhạc những nốt nào có tên là Fa (không phân biệt là thuộc khoảng bát độ nào) thì sẽ là Fa #.
Tuy nhiên, không phải muốn đặt dấu # của nốt nào cũng đều được mà bạn phải đặt theo thứ tự. Và từng cách đặt dấu hóa sẽ có cách gọi tên riêng.
Nhạc lý cơ bản: Bài 4 - CÁCH GHI NỐT NHẠC, VỊ TRÍ CÁC NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC.
Để việc ghi chép nhạc được đẹp, thống nhất, người ta qui định cách ghi chép các hình nốt nhạc như sau:
1.Cách ghi đuôi nốt không có dấu móc:
-Nốt nhạc quay lên, đuôi nốt viết bên phải.
-Nốt nhạc quay xuống, đuôi nốt viết bên trái.
1.Cách ghi đuôi nốt không có dấu móc:
-Nốt nhạc quay lên, đuôi nốt viết bên phải.
-Nốt nhạc quay xuống, đuôi nốt viết bên trái.
Nhạc lý cơ bản: Bài 3 - HÌNH NỐT NHẠC, DẤU LẶNG
Để phân biệt độ ngân dài ngắn của âm thanh người ta dùng một số hình nốt nhạc:
Có 7 loại hình nốt nhạc sau:
Có 7 loại hình nốt nhạc sau:
Wednesday, 18 April 2012
Nhạc lý cơ bản: Bài 2 - CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC
KHUÔNG NHẠC Để ghi lại âm thanh cao thấp, dài ngắn... người ta dùng các kí hiệu ghi nhạc.
Trước đây ở Việt Nam, người ta chưa dùng hệ thống ghi âm trên 5 dòng kẻ như bây giờ mà dùng các âm tượng thanh như tính tình tang..
Lối ghi nhạc trên 5 dòng kẻ đã được phát minh từ đầu thế kỉ XX và được sử dụng ở Việt Nam từ khoảng năm 1929.
Khuông nhạc là hệ thống gồm 5 dòng kẻ và 4 khe nằm song song và cách đều nhau theo phương nằm ngang
Thứ tự của các dòng và khe được tính từ dưới lên trên
Trước đây ở Việt Nam, người ta chưa dùng hệ thống ghi âm trên 5 dòng kẻ như bây giờ mà dùng các âm tượng thanh như tính tình tang..
Lối ghi nhạc trên 5 dòng kẻ đã được phát minh từ đầu thế kỉ XX và được sử dụng ở Việt Nam từ khoảng năm 1929.
Khuông nhạc là hệ thống gồm 5 dòng kẻ và 4 khe nằm song song và cách đều nhau theo phương nằm ngang
Thứ tự của các dòng và khe được tính từ dưới lên trên
Nhạc lý cơ bản: Bài 1 - ÂM THANH
ÂM THANH LÀ GÌ?
Âm Thanh là những tiếng động do các vật thể va chạm với nhau mà tai chúng ta nghe được.
Nói cách khác,âm thanh là một trong những hiện tượng vật lý được tạo ra do chấn động.Vật gây ra chấn động tạo ra âm thanh được gọi là nguồn âm.
Những tiếng động chúng ta thường nghe trong cuộc sống như:tiếng xe chạy,tiếng mèo kêu,tiếng xào xạc của gió,tiếng tíc tắc của đồng hồ..
Subscribe to:
Posts (Atom)